Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, May 19, 2016

Chuyện ông Tây “Nào có biết dọn rác cũng phải xin phép!”

Vậy thì việc đi dọn rác phải xin phép, hay là dọn rác thì cứ tự nhiên làm, nhưng việc đưa thông tin lên mạng xã hội thì mới phải xin phép?

Chuyện mấy “ông Tây” dọn rác ở mương nước hôi thối tại một phường của Hà Nội là đề tài được bàn luận sôi nổi những ngày qua. Trước sự việc này, lãnh đạo phường tỏ ý rằng, hành động này là đáng hoan nghênh nhưng nên xin phép (hoặc báo cho) chính quyền địa phương. 


Tuy vậy, từ sự việc này, điều nhiều người quan tâm vẫn là ở đây liệu có tồn tại tư duy xin – cho và tư duy quản lý nghiêng nặng về cấm đoán? Có người thậm chí còn liên hệ lại sự việc thùng trà đá từ thiện năm ngoái bị thu do “lấn chiếm lòng lề đường”. 

Đến nay quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về cơ bản là theo hướng chuyển từ “chỉ làm những điều mà pháp luật cho phép” sang “được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.” Rõ ràng cùng với đó, tư duy, cách xử lý công việc của các cơ quan công quyền cũng cần thay đổi tương ứng. 

Xét trên nguyên tắc, pháp luật không những không cấm dọn rác, mà còn ủng hộ, khuyến khích như là một hành vi bảo vệ môi trường. Đã không cấm, thì bất kỳ ai có hành vi bảo vệ, làm trong sạch môi trường sống… đều cần được khuyến khích và ủng hộ. 

Những người nước ngoài được sinh sống và làm việc ở Việt Nam, là đã phải thực hiện đúng quy định pháp luật sở tại. Và trong tư duy thông thường, có lẽ họ sẽ hiểu chỗ nào có biển cấm là chỗ đáng quan tâm để tránh, mà biển cấm ở Việt Nam cũng tương đối tốt, thường đi kèm cả tiếng Anh hẳn hoi – “Restricted Area”. Có vẻ như chỗ con mương “bị” họ dọn rác, không có “quốc phòng an ninh” gì cả, nghĩa là không có biển cấm.

Cần phải thừa nhận một cách thẳng thắn, là nhiệm vụ bảo vệ môi trường của thành phố chúng ta và cả trên toàn đất nước, chúng ta làm chưa tốt, nếu như không muốn nói là quá tệ. Từ từng người dân chẳng mấy ý thức, đến chính quyền địa phương cũng chẳng phải nơi nào cũng giữ được một môi trường sạch sẽ. Những con mương nước đen hôi thối vẫn ngày ngày tồn tại, và chúng chỉ chờ giải pháp duy nhất là có dự án cải tạo “từ trên rót xuống,” còn nếu không thì người dân vẫn chung sống và vẫn cứ hồn nhiên xả rác xuống đó.

Con mương “bị” họ dọn rác, không thuộc diện này, nên họ khó hình dung làm việc tốt, pháp luật không cấm vẫn sẽ phải xin phép[1]? 

Còn với người Việt Nam thì sao? Với những người đã bắt đầu làm quen với suy nghĩ “được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm” thì cũng như mấy ông Tây, không thể hiểu được. Còn với những người vẫn quen với “chỉ làm những gì mà pháp luật cho phép” thì quá đơn giản: chẳng tội gì mà xin phép để được… tự dọn rác, đến hai lần mệt mỏi. “Đây ở bẩn quen rồi, nhé!”

Khách quan mà nói, việc bảo vệ môi trường của chúng ta vẫn chưa tốt, nếu không muốn nói là tệ, do cả ý thức từng người dân cho đến cung cách quản lý của cơ quan công quyền. Không ít con mương nước đen hôi thối vẫn tồn tại, nằm chờ giải pháp gần như duy nhất là có dự án cải tạo “từ trên rót xuống,” còn nếu không người dân vẫn chung sống và hồn nhiên xả rác xuống đó.

Làm sao để “ghi điểm”?

Vậy thì việc đi dọn rác phải xin phép, hay là dọn rác thì cứ tự nhiên làm, nhưng việc đưa thông tin lên mạng xã hội thì mới phải xin phép? Ngay cả các cán bộ chính quyền dường như cũng chưa thực sự hình dung rõ cái gì cần quản lý, cái gì cấm, cái gì cần phải cấp phép mới được làm… 

Một khía cạnh khác, cần thừa nhận cách xử lý vấn đề trước truyền thông của nhiều cán bộ công quyền ở ta còn hạn chế. Chuyện “Tây dọn rác” là một ví dụ. 

Trong thời đại mạng xã hội nở rộ hiện nay, sự việc nào cũng có thể được nhìn nhận rất đa chiều. Cách đối diện với các nguồn tin, quan điểm do vậy cũng rất cần sự điều chỉnh. Các ông Tây dọn rác, điều đó có nghĩa là có rác thì mới phải dọn – nhưng cũng đâu đồng nghĩa là địa phương không thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Cũng có thể từ khi chính quyền dọn đến lúc mấy ông Tây dọn tiếp, người dân đã kịp thải rác ra.

Mặt khác, một khi các cán bộ đã thay mặt cơ quan công quyền phát ngôn, để tăng tính thuyết phục, họ nên dẫn ra các quy định liên quan. Chẳng hạn, “dọn rác cũng cần xin phép” thì xin phép theo quy định của văn bản nào, chứ không thể nói “khơi khơi”. 

Với tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước”, công dân bất cứ quốc gia nào thiện ý đến làm việc và cống hiến cho đất nước chúng ta, đều rất cần được hoan nghênh. Không nên vì lo sợ mất uy tín “không hoàn thành nhiệm vụ” hoặc muốn thực hiện chức năng quản lý mà lại tiếp tục khoác lên cái tư duy xin – cho, không quản được thì cấm của thế kỷ trước. 

Kể cả khi người làm việc tốt chưa chu toàn được về mặt thủ tục, cơ quan công quyền vẫn hoàn toàn có cách xử lý để “ghi điểm” trong mắt người dân, trước truyền thông, đồng thời cổ vũ những hành động vì cộng đồng.

Bài trên Tuần Việt Nam tại đây

Tham gia thảo luận trên Facbook tại đây 

No comments:

Post a Comment