Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, February 25, 2012

Người lái taxi ở Sài Gòn

Hình chỉ mang tính chất minh họa
Sau ngày Bắc Nam sum họp một nhà, ông cụ nhà tôi có một lần vào Sài Gòn công tác. Từ đó đến nay, không có dịp quay lại đó lần nào nữa.

Hè năm nay, tôi phải thu xếp thời gian đưa ông đi chơi Sài Gòn thêm một lần nữa, với ông, coi như là mới đi lần đầu, vì thành phố đã thay đổi quá nhanh.

Ngồi trên taxi đi từ sân bay về khách sạn ở trung tâm thành phố, ông cụ liên tục nói chuyện về những cảm giác thú vị, về ký ức lần đầu đến với thành phố, so với những ấn tượng của hiện tại.

Nếu như lần trước, năm 1976 với ông là một cán bộ miền Bắc được giải phóng tư tưởng ở Sài Gòn thì lần này, ông có một cái gì đó tiếc nuối. Ông tiếc viên ngọc Viễn Đông nay đã tụt hậu xa so với Bangkok hay Kuala Lumpur, dù vẫn là thành phố phát triển nhất của đất nước.

Người lái xe taxi trung niên chừng 50 tuổi, lắng nghe khá chăm chú, và đóng góp một vài ý kiến khá thú vị. Anh ta nói về sự thay đổi của thành phố từ sau 1975 đến nay, sự “không thoải mái” của những người đã sống qua hai chế độ, chứng kiến sự phát triển chậm của thành phố…

Anh ta bất ngờ khi ông cụ nhà tôi buông một câu: “Các anh than vãn vì phải chịu đựng từ năm 1975 đến nay, đã ăn thua gì! Chúng tôi còn phải chịu đựng từ năm 1954 đến tận bây giờ thì sao!”. Nghe đến đó, anh ta cởi mở hẳn lên. Anh nói: “Ông nói thế, con mới dám kể cho ông và em nghe một chuyện này. Trước đây con vẫn e dè những vị khách từ miền Bắc vào, không dám cởi mở đâu ông ạ. Có lần một ông sỹ quan miền Bắc đi máy bay vào công tác, con chở về khách sạn ở Quận nhất. Con than thở là chúng ta để mất Hoàng Sa vào tay chúng nó rồi, nay còn Trường Sa định cướp nốt, không biết quân đội ta có đủ mạnh để giữ được không… Ông ấy trả lời con:Mình mất Trường Sa nhưng đổi lại mình được Miền Nam” – ôi chao, tại sao lại có câu trả lời như thế, tại sao lại phải có sự đánh đổi như thế. Con giận quá, đỗ xe, mời ông sỹ quan xuống. “Xin lỗi, tôi không thể chở người như ông được!” Thế là con đi thẳng”.

Một câu chuyện rất đáng suy nghĩ. Tôi không bịa ra câu chuyện đó, đáng tiếc là không ghi lại được tên tuổi, số điện thoại của người lái xe trung thực đó (ít ra là tôi nghĩ vậy) – nhưng cái suy nghĩ đó của người sỹ quan – phải chăng là sự thật?

No comments:

Post a Comment