Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Sunday, May 20, 2012

Khi Văn hóa oánh Nông nghiệp gãy răng


Câu ca dao:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Các bạn học sinh được học vào chương trình Văn học lớp 7 theo hệ phổ thông 12 bậc của chúng ta hiện nay.

Nếu tra trên từ điển mở Wiki tiếng Việt thì bầu và bí cùng “họ bầu bí”: 
Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng. Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới, mặc dù có lẽ không quan trọng như họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae) hay họ Cà (Solanaceae).

Wiki tiếng Việt

Theo giáo trình Phân loại học thực vật thì: 
Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống tiến hóa là loài (species). Khái niệm về loài phát sinh từ thực tế quan sát sinh vật trong thiên nhiên, sự giống nhau và khác nhau giữa các cá thể. 

Có nhiều định nghĩa khác nhau về loài, trong đó định nghĩa của Komarov (1959) được xem là tương đối hoàn chỉnh: “Loài là tập hợp các cá thể cùng xuất phát từ một tổ tiên chung, trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên mà cách ly với các sinh vật khác, đồng thời loài là một giai đoạn nhất định trong quá trình tiến hoá chung của sinh vật”.

Theo Ernt Mayr (1991) “Loài là một nhóm quần thể sinh sản tự nhiên, cách ly sinh sản với các nhóm quần thể tự nhiên khác”.
b) Các bậc phân loại
            Giới Thực vật (Regnum Vegetabile) chia thành các bậc cơ bản:
             - Ngành (divisio)
             - Lớp (classis)
             - Bộ (ordo)
             - Họ (familia)
             - Chi (Giống) (genus)
             - Loài (species)
Những loài có tính chất giống nhau, có tổ tiên chung tập hợp thành đơn vị lớn hơn gọi là chi. Cũng theo nguyên tắc chung nhau về nguồn gốc, giống nhau về tính chất, chi hợp thành họ, họ thành bộ, bộ thành lớp, lớp thành ngành. Đây là các bậc phân loại chính.

Theo các bậc phân loại trên đây, giống phải là bậc trên của loài.

Câu chuyện thú vị bắt đầu. Ở cạnh đền Bà Kiệu, kẹp giữa một bên là Đền Ngọc Sơn, bên kia là Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội có một vườn hoa, mà cái đầu nhọn của nó có tác dụng chia con đường Đinh Tiên Hoàng ra một nhánh: Hàng Dầu. Hồi chuẩn bị kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội người ta lắp đặt ở đó một bảng thông tin điện tử công nghệ LED. Hôm nay đi qua, nhìn thấy họ chạy một câu ca dao, gốc là câu trên nhưng được “cái biên”:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một… loài

Hay ghê! Chắc là ở Sở Văn hóa mới có cán bộ nông nghiệp, hay sinh học về làm việc chỉ đạo vụ này chăng? Theo logic của câu ca dao phiên bản Sở văn hóa Hà Nội thì bầu và bí khác giống nhau, nhưng cùng loài, vậy loài bậc cao hơn giống.

Nhưng theo giáo trình đã dẫn, thì giống lại là bậc trên của loài. Vậy câu ca dao chính xác chạy ở Đền Bà Kiệu phải là:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác loài nhưng chung một giống

Tìm mãi chẳng thấy tính văn học của câu đó ở chỗ nào, không ổn rồi. Nhờ cậy anh Gúc, anh ấy dẫn ra một loạt forum có một đoạn phân tích văn học lớp 7 như sau:

… phân tích câu ca dao… một dàn,

Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.

Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với người đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

À, đúng rồi, xin góp ý với cán bộ Nông nghiệp đang công tác ở Sở Văn hóa Hà Nội nên sửa câu ca dao như sau để đảm bảo tính khoa học:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một họ

No comments:

Post a Comment